NGUY HẠI TỪ HÓA CHẤT TẨY RỬA SINH HOẠT

Ngày đăng: 08-12-2021 10:34:48

Chất tẩy rửa ngày càng trở nên quen thuộc,  có vai trò thiết yếu trong  sinh hoạt của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chất tẩy rửa quá nhiều và không đúng cách sẽ trở thành nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (đặc biệt là môi trường nước) và trở thành hiểm họa đối với sức khỏe con người.

 

  1. Chất tẩy rửa là gì?

Nước tẩy rửa là sản phẩm cần thiết trong cuộc sống ngày nay với nhiều mục đích khác nhau, gồm nhiều loại thường gặp như: nước rửa bát, sữa tắm, bột giặt quần áo, nước tẩy các chất dầu mỡ trong nhà ăn, nước tẩy rửa tại các khu công nghiệp...Có nhiều loại nước tẩy làm sinh hoạt thuận lợi hơn rất nhiều, nhưng đồng thời chúng cũng gây ảnh hưởng không ít đến ô nhiễm môi trường.

Các loại chất tẩy rửa đều có mục đích tốt là giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của các loại vi khuẩn. Thành phần chính của các chất tẩy rửa là chất hoạt động bề mặt, ngoài ra còn có các chất phụ gia, màu, hương liệu. Nhưng, các sản phẩm này cũng chứa không ít các loại hóa chất độc hại như: các hợp chất của clo, peroxiT, 2-butoxyethanol, Amoniac, Ethoxylates nonylphenol (NPEs), Phosphat…

Nhiều người tiêu dùng khi mua sản phẩm tẩy rửa gia dụng, thường chỉ lưu tâm sản phẩm “làm sạch, tiện lợi, giá hợp lý”. Điều này khiến các nhà sản xuất thường sử dụng công thức thành phần nhiều hóa chất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà không chú trọng yếu tố sức khỏe.

  1. Khả năng gây ô nhiễm môi trường

Các nhà khoa học cho biết chất tẩy rửa có khả năng làm sạch các chất cáu bẩn bám vào đồ dùng, nhưng không thể diệt các chất này. Vì vậy, khi tẩy rửa xong, hỗn hợp chất tẩy rửa và chất bẩn sẽ theo dòng nước thải đổ vào các bể chứa, ao hồ, cống rãnh, sông, suối… sẽ gây ô nhiễm. Theo nghiên cứu, trên một quãng đường di chuyển 200km, chỉ có 30% bị các vi khuẩn phân giải.

Chất tẩy rửa được thải xuống nước sẽ tiêu hao lượng dưỡng khí hòa tan trong nước, làm cho cá ngạt thở mà chết, gây độc đối với các sinh vật thủy sinh, dễ tạo nên các loại cá dị dạng. 3. 

  1. Ảnh hưởng sức khoẻ con người

Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, các loại chất tẩy rửa còn trở thành mối họa với sức khỏe con người. Dù đã được xác định mức độ an toàn nhưng phần lớn chất tẩy rửa chưa đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi có tiếp xúc thường xuyên, dài hạn. Đặc biệt với các đối tượng trẻ em, người mẫn cảm với hóa chất gây bệnh dị ứng, bệnh nhóm đường hô hấp, da và niêm mạc mắt…

Theo báo cáo của Tổ chức bảo vệ môi trường thế giới ghi nhận, trong số 85.000 chất hóa học được sử dụng thường ngày thì chỉ có khoảng 7% sản phẩm là an toàn với sức khỏe con người.

3.1. Các bệnh về phổi

Theo các chuyên gia, các loại hóa chất này chứa nhiều chất kích thích có thể tác động trực tiếp vào đường hô hấp và tích tụ tại phổi. Nguy hiểm hơn, các loại thuốc tẩy và amoniac trong hóa chất tẩy rửa nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra “xơ hóa” mô phổi và bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, khí clo được sản sinh ra tư chất tẩy rửa sẽ gây khó chịu cho mắt và đường hô hấp, thậm chí có thể gây khó thở, phù phổi và đe dọa tính mạng. Do đó, khi sử dụng nên đeo găng tay và đảm bảo không gian phải được thông gió tốt khi xịt rửa vệ sinh.

3.2. Tổn thương da

Có lẽ rất nhiều người đã gặp phải tình trạng da nhăn nheo, thậm chí là ngứa ngáy khi tiếp xúc với xà phòng hay bột giặt. Điều này là do các chất tẩy rửa gia dụng phổ biến trong gia đình đều chứa hóa chất hoạt động bề mặt anion, cation; chất tạo bọt, chất loại bỏ dầu mỡ, các chất hữu cơ khác. Chính các chất này là nguyên nhân gây ra tổn thương da,  loại bỏ lớp bảo vệ da nhờn, ăn mòn da, sưng phồng, nổi bọng nước,...

3.3. Giảm chức năng miễn dịch

Một số chất huỳnh quang, chất làm trắng sáng có trong chất tẩy trắng, chất tẩy rửa và dung dịch vệ sinh không thể phân hủy được dễ dàng như các thành phần hóa học thông thường, chúng thâm nhập và tích tụ trong cơ thể con người, làm giảm khả năng miễn dịch của con người.

3.4. Gây ung thư

Formaldehyde có trong một số chất tẩy rửa có thể gây ra dị ứng và hen suyễn chỉ trong một thời gian sử dụng ngắn hạn, thậm chí có thể gây ung thư.

Ngoài ra, các chất tạo mùi thơm có thể gây ung thư và gây nghiện.

3.5. Tổn thương hệ thống mạch máu

Đa số các loại hóa chất tẩy rửa đều chứa dung môi ethylene glycol monobutyl ether, chúng là những chất sẽ phá hủy các tế bào hồng cầu thông qua da, từ đó làm tổn thương mạch máu, làm xáo trộn hệ thống mạch máu.

3.6. Tổn thương hệ thần kinh

Một số chất tạo mùi thơm tổng hợp có trong chất tẩy rửa, làm mát không khí có thể gây nhiễm độc mãn tính cho hệ thần kinh, dẫn đến chóng mặt, buồn nôn, nôn và chán ăn.

3.7. Nguy hại cho trẻ em

Chất tẩy rửa là hiểm họa đặc biệt với trẻ em. Theo ghi nhận của Bệnh viện Nhi Trung ương, số ca ngộ độc do uống nhầm chất tẩy rửa ngày càng có dấu hiệu gia tăng. 

Những tác dụng phụ của chất tẩy rửa đòi hỏi người dùng cần thận trọng hơn khi sử dụng, tránh gặp phải những tai nạn không đáng có. Chúng ta có thể cân nhắc thay thế bằng các sản phẩm tẩy rửa sinh học có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên đem lại hiệu quả an toàn, không chỉ tiết kiệm mà còn góp phần bảo vệ môi trường và đặc biệt đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng và những người xung quanh.

Các chế phẩm sinh học như sữa tắm dưa leo Kala, nước rửa chén, lau sàn và nước giặt Thiên An được có thành phần 100% từ thiên nhiên, đem lại hiệu quả mà rất lành tính và an toàn cho sức khỏe mọi người

 

Bài viết liên quan